Cách lấp đầy Content Gaps vào chiến lược của thương hiệu

Cách lấp đầy Content Gaps vào chiến lược của thương hiệu

Nếu bạn đang tìm cách phát triển thương hiệu, có thêm nhiều người dùng và khách hàng tiềm năng, xây dựng và tối ưu nội dung là chiến thuật cần có trong chiến lược của bạn.

Trước hết, để có thể hiểu đầy đủ nhất về khái niệm Content hay Content Gaps, bạn có thể xem chi tiết tại content là gì

Bên dưới là những gì bạn cần nắm để có thể tận dụng Content Gaps, tức các khoảng trống về nội dung cho chiến lược tổng thể của thương hiệu.

Cách một chiến lược nội dung hiệu quả có thể giúp thương hiệu đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Cách một chiến lược nội dung hiệu quả có thể giúp thương hiệu đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Cách một chiến lược nội dung hiệu quả có thể giúp thương hiệu đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Nếu bạn đã đọc bài viết ở trên của chúng tôi về chủ đề nội dung và bạn đã có được những thông tin toàn diện nhất về khái niệm Nội dung hay Content, bạn thấy rằng, bất cứ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều cần một chiến lược nội dung.

Nội dung là cách khách hàng tiềm năng của bạn sẽ tìm thấy website của bạn trên trang tìm kiếm của Google, trên các nền tảng mạng xã hội và hơn thế nữa.

Mục tiêu đầu tiên và cần ưu tiên nhất của bạn không phải là có nội dung mà là có những nội dung có chất lượng cao, những thứ có thể giúp bạn tách biệt với đối thủ đồng thời giúp bạn có được thứ hạng bền vững hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).

Nội dung chất lượng cao còn là những nội dung giúp bạn:

  • Xây dựng niềm tin giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu.
  • Phát triển và mở rộng sự hiện diện hay mức độ tiếp cận của thương hiệu.
  • Tăng mức độ tương tác trên các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media).
  • Tăng khả năng hiển thị tìm kiếm tự nhiên của website.

Chiến lược nội dung của thương hiệu nên xem xét đến từng giai đoạn của khách hàng mục tiêu (Content Mapping) để từ đó có thể đạt được mục tiêu cuối cùng.

Khi khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy họ đã có được mọi thứ họ cần biết, họ đã sẵn sàng để chuyển đổi – nội dung là thứ sẽ giúp họ ở đó tại thời điểm ra quyết định.

Về bản chất, hoạt động sáng tạo nội dung nên là một trong những thành phần quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị tìm kiếm (Search Marketing) của doanh nghiệp.

Làm sao để lấp đầy các khoảng trống nội dung một cách nhanh nhất.

Làm sao để lấp đầy các khoảng trống nội dung một cách nhanh nhất.
Làm sao để lấp đầy các khoảng trống nội dung một cách nhanh nhất.

Như đã đề cập ở trên, với tư cách mà một Content Marketer hay Content Creator, nhiệm vụ hàng đầu của bạn trong khi lấp đầy các khoảng trống nội dung không phải là vấn đề về số lượng mà là chất lượng của nó và tốc độ lấp đầy.

  • Bạn có thể tăng lượng nội dung trên website của mình càng nhanh thì bạn càng có cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh.
  • Bạn càng tạo nhiều nội dung chất lượng, bạn càng có nhiều cơ hội thống trị SERPs một cách bền vững (thay vì cố gắng buff SEO).

Để hoàn thành nhiệm vụ lấp đầy nội dung, bạn có thể có 2 lựa chọn.

Lựa chọn 1: Xây dựng một đội nhóm nội dung chuyên nghiệp (inhouse).

Dựa trên nhu cầu nội dung được tính toán của thương hiệu, bạn có thể xác định số lượng các thành viên cũng như cấp độ (level) của họ để có thể đáp ứng được mục tiêu.

Vì là bạn cần người làm nội dung cho khách hàng, số lượng nhân viên nhiều hay ít cũng không quyết định liệu nội dung đó có chất lượng hay không, cái bạn cần tập trung là đầu ra nội dung của nhân viên đó.

Lựa chọn 2: Thuê Freelancer hoặc Agency về nội dung.

Trong trường nếu bạn muốn đi nhanh hơn và cũng chỉ muốn trả phí cho những gì cụ thể được tạo ra (số lượng hoặc chất lượng), bạn có thể sử dụng đến các đơn vị bên ngoài chẳng hạn như những người viết nội dung tự do (Content Freelancer) hay Content Agency.

Khi tiến hành lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ, bạn có tự hỏi các câu hỏi sau để kiểm tra mức độ phù hợp của họ với bạn:

  • Đâu là những bằng chứng (số liệu) cho thấy họ là người có chuyên môn và có thể mang lại giá trị cho khách hàng (người mua hàng) của bạn?
  • Những khách hàng mà họ từng cung cấp dịch vụ là ai, những nội dung đó là gì?
  • Trong bối cảnh khi các nền tảng mạng xã hội là nơi thể hiện cách khách hàng “phản ứng” với một thương hiệu nhất định, bạn có thể coi đây là nơi để đánh giá chất lượng của các bên cung cấp dịch vụ. (Social Proof).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *