Social media và chiến lược phát triển doanh nghiệp

Social media và chiến lược phát triển doanh nghiệp

Social media là gì?

Social media là việc sử dụng các công cụ để kết nối, giao tiếp, tương tác với cộng đồng thông qua mạng internet. Đã có mặt trên thị trường từ nhiều thập kỷ trước nhưng đến nay, cụm từ social media vẫn là từ khóa thu hút rất nhiều doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như các marketer …

Để dễ hình dung, social media có thể được chia thành 4 nhóm gồm: social community, social publishing, social commerce, social entertainment

Social community

Đại diện cho nhóm này có thể kể để các trang mạng xã hội (MXH) đình đám hiện nay tại thị trường Việt Nam như Facebook, Zalo, Instagram … Những social community này có tính năng tương tác đa chiều cho phép cộng đồng chia sẻ thông tin, giao tiếp, tương tác, kết nối với nhau. Sứ mệnh của những trang này là gắn kết cộng đồng, phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức, nhóm người có sở thích, mối quan tâm giống / tương tự nhau.

 

Social community
Social community

Social Publishing

Social publishing hiểu đơn giản chính là những trang cho phép xây dựng nội dung và truyền tải đến người dùng trên mạng, cung cấp những chủ đề nội dung, video, hình ảnh khác nhau để thu hút người dùng có cùng sở thích quan tâm. Social publishing có thể là blog, trang tin tức … Hầu hết những trang này có chức năng chủ yếu là đăng tải nội dung không phải là trang chuyên về tương tác, giao tiếp của cộng đồng online.

Social Commerce

Đây là hình thức trao đổi mua bán thông qua việc tận dụng các công cụ trực tuyến, hình thức này có thể xem là một phần của thương mại điện tử. Tại đây, bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ và khách hàng có thể trao đổi, thỏa thuận và chia sẻ thông tin, kiến thức với nhau một cách linh động.

Social Entertainment

Hình thức này bao gồm các website hay các công cụ trực tuyến với mục tiêu chính là cho phép người dùng vui chơi, giải trí. Chẳng hạn như website game online, âm nhạc, phim ảnh …

Tại sao social media quan trọng

Chiến lược doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược phát triển riêng và cần thời gian để biến những chiến lược trên giấy thành hiện thực. Social media là một phần nhỏ giúp cho chiến lược phát triển doanh nghiệp được hoàn thiện. Cụ thể, social media được áp dụng nhiều ở giai đoạn thực thi, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã định. Bên cạnh đó, social media được sử dụng như là công cụ khảo sát / đo lường / đánh giá … sự quan tâm của cộng đồng đối với các dự án / chủ đề … mà doanh nghiệp quan tâm.

 

Chiến lược doanh nghiệp
Chiến lược doanh nghiệp

 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi doanh nghiệp đều hướng đến nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, do đó các kênh social media mà mỗi doanh nghiệp sử dụng cũng sẽ không giống nhau. Chẳng hạn, với kênh social là MXH Facebook sẽ có nhóm đối tượng người dùng khác với MXH Linkedin …

Mục tiêu social media hướng theo mục tiêu doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có định hướng và đích đến khác nhau. Và mục tiêu của doanh nghiệp cần được thực hiện thông qua nhiều loại hình chiến dịch từ online đến offline. Từng hoạt động mà doanh nghiệp đang xây dựng đều có những mục tiêu nhất định, tuy nhiên tất cả những mục tiêu đó đều hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp.

Social media là một phần trong chiến lược thực thi của doanh nghiệp, do vậy mục tiêu của mỗi chiến dịch social media đều hướng đến mục đích chung của toàn doanh nghiệp. Không chỉ social media, tất cả những hoạt động khác đều có chung đích đến, tạo nên một tổ chức gắn kết, cùng phát triển và có cùng sứ mệnh để theo đuổi.

Giai đoạn triển khai thực hiện các chiến dịch là giai đoạn trực tiếp ứng dụng social media vào các hoạt động phục vụ cho kế hoạch cũng như mục tiêu cho doanh nghiệp. Cụ thể, các hoạt động diễn ra trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram … kết hợp với việc chạy quảng cáo online để mở rộng quy mô tiếp cận của thông điệp truyền thông mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng mục tiêu.

Dữ liệu thu được từ giai đoạn triển khai cần được thu thập, đo lường cụ thể phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, từ đó có thể phân tích và đưa ra đánh giá về các tập khách hàng có được từ social media.

Hiểu được insight khách hàng từ việc thu thập được một lượng đủ lớn những thông tin mà khách hàng cung cấp, từ đó nhà lãnh đạo sẽ có những định hướng phát triển nhất định trong tương lai cho doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *