Tiết lộ những thông tin về nghề gửi gắm thông điệp quảng cáo

Instagram
Media làm những việc gì, vị trí của nghề đã trở thành một câu hỏi được nhiều người tìm kiếm. Đặc biệt, ngày nay nhiều bạn trẻ theo nghề marketing chưa thực sự nắm vững khái niệm quan trọng này. Media được sử dụng như một từ phổ biến trong hệ thống từ ngữ Việt Nam.

Những công việc, vị trí của nghề Media là gì

Cơ hội nghề nghiệp của ngành media là gì? Nói đến cơ hội nghề nghiệp trong ngành media thì bạn phải biết đến mối quan hệ giữa 3 bên là client- publisher – media agency. Trong đó, Client là người cần sử dụng media để lan tỏa, truyền tải thông điệp; publisher được hiểu là bên sở hữu các kênh media đó; còn media agency đóng vai trò như là bên trung gian giúp cho client chọn được các kênh quảng cáo phù hợp từ các bên publisher. Việc làm của media, đa phần bạn sẽ làm cho 3 bên này, tính chất công việc của mỗi bên tương đối khác nhau.
Tiết lộ những thông tin về nghề gửi gắm thông điệp quảng cáo
Tiết lộ những thông tin về nghề gửi gắm thông điệp quảng cáo
Đối với bên Media Agency, bạn có thể ứng tuyển vào 2 vị trí phổ biến đó là:
Media planner: là người chịu trách nhiệm research, giúp doanh nghiệp chọn kênh và lên kế hoạch truyền thông dựa trên số liệu và ngân sách để đạt được KPI đã đặt ra.
Media execution: là vị trí thiên về việc hiện thực hóa kế hoạch mà chiến lược đã đề ra. Đối với các kênh truyền thống, thì nhiệm vụ của các media execution sẽ là thảo luận và đặt quảng cáo trên các kênh như TV, báo, đài … Nếu chiến dịch hoạt động trên các kênh digital, thì media execution sẽ là người trực tiếp set-up cũng như tối ưu hiệu quả cho từng kênh social media, display ad, SEM…
Dù làm vị trí nào thì tại agency, công việc của media chuyên nghiệp cũng thiên nhiều về những con số. Doanh nghiệp sẽ có một khoản ngân sách khoảng từ vài chục đến mấy trăm tỷ cho chiến dịch. Còn việc chạy kênh nào, chạy ra sao để không lỗ lại tùy thuộc vào sự tỉ mỉ và cẩn trọng về số liệu của những người làm media.
Còn đối với client thì công việc của người làm media khó phân chia rạch ròi. Tùy vào quy mô và ngân sách của doanh nghiệp mà ngành media thường được biết với những vị trí khác nhau như chuyên viên quan hệ báo chí, các chuyên viên về chạy quảng cáo Facebook ADS, Google ADS…
Cuối cùng, đối với các publisher như bên đài truyền hình; đài phát thanh hay ad-network… thì công việc của media là gì? Thường  công việc là sales – người bán các slot quảng cáo hoặc account – người tiếp nhận sản phẩm từ sales và tiếp tục follow-up cho khách hàng trong quá trình chạy chiến dịch. Ở hai vị trí này, bạn cần nắm vững kiến thức nền tảng cũng như các chỉ số quan trọng, thì bạn mới tư vấn hiệu quả.
Tiết lộ những thông tin về nghề gửi gắm thông điệp quảng cáo
Tiết lộ những thông tin về nghề gửi gắm thông điệp quảng cáo

Những tố chất cần có của người làm Media

Những tố chất cần có của người làm media là gì ? Nếu bạn đang quan tâm đến ngành media và đang tìm kiếm nó qua các trang web tuyển dụng thì sẽ thấy 80% số lượng công việc của người làm media là đều thiên về thực thi. Bởi vậy nếu bạn chỉ mới tìm hiểu và bước chân vào nghề, bạn phải hiểu các kiến thức nền tảng trước đã. Và media execution sẽ là vị trí giúp bạn có thêm những trải nghiệm hữu ích mà chắc chắn bạn không bao giờ có được nếu chỉ ngồi đó nghiên cứu qua sách vở hay ngồi trên ghế nhà trường.
Hiện nay media team lúc nào cũng trong tình trạng thiếu nhân sự tuy để ứng tuyển thành công thì không dễ đâu. Những tố chất cần có trong nhành media là gì :
– Bạn có sự hiểu biết nhất định về ngành về các kênh media từ điểm mạnh cũng như điểm yếu của nó.
– Bạn cần có kỹ năng  xác định và phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu từ tâm lý đến hành vi.
– Hiểu về các chỉ số kết quả trong từng kênh media.
Ngoài ra bạn cần có tư duy về số, nhanh nhạy trong việc phân tích và đánh giá số liệu. Bên cạnh đó kỹ năng giao tiếp đàm phán cũng là lợi thế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *