Personal Branding và Business Branding: Xu hướng phát triển cá nhân trong thời đại AI và TikTok lên ngôi

Trong những năm gần đây, sự bành trướng của các nền tảng mạng xã hội như TikTok và sự xuất hiện của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cách chúng ta xây dựng và hiểu về thương hiệu. Dưới tác động của những thay đổi này, nhiều nhà lãnh đạo, chủ các doanh nghiệp đã tự tin xuất hiện trên các nền tảng truyền thông, không chỉ nhằm xây dựng thương hiệu cá nhân mà còn như một cách hỗ trợ để thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp.

1. Personal Branding và Business Branding

Trong quá trình xây dựng Personal Branding, người ta thường tập trung vào việc tạo ra một hình ảnh cá nhân mạnh mẽ bằng cách chia sẻ câu chuyện cá nhân và tận dụng các kênh truyền thông như blog cá nhân và trang cá nhân trên các nền tảng xã hội. Ví dụ, một nhà văn có thể sử dụng blog cá nhân để chia sẻ hành trình sáng tác và kinh nghiệm về viết lách, từ đó tạo ra một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trong lĩnh vực văn chương.

Ngược lại, Business Branding tập trung vào việc xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và mở rộng quy mô kinh doanh, thường thông qua các kênh chính thức như trang web doanh nghiệp và các trang chính thức trên các mạng xã hội. Ví dụ, một công ty sản xuất thực phẩm có thể sử dụng trang web doanh nghiệp và trang Facebook chính thức để chia sẻ thông tin về sản phẩm, chất lượng sản phẩm và cam kết về sức khỏe và an toàn thực phẩm, từ đó xây dựng lòng tin và uy tín trong cộng đồng người tiêu dùng.

2. Phân biệt Personal Branding và Business Branding

Personal Branding

Business Branding

Đối tượng

Liên quan chặt chẽ đến một cá nhân cụ thể.

Tập trung vào thương hiệu toàn bộ doanh nghiệp.

Kênh truyền thông

Sử dụng các kênh cá nhân như blog cá nhân, trang cá nhân trên các nền tảng xã hội.

Sử dụng các kênh chính thức như trang web doanh nghiệp và trang chính thức trên các nền tảng xã hội.

Mục tiêu

Liên quan đến việc xây dựng uy tín cá nhân và tạo ra kết nối cá nhân với khán giả.

Hướng đến việc tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và mở rộng quy mô kinh doanh.

Quản lý rủi ro

Đặt ra nhiều rủi ro cá nhân hơn, đặc biệt là khi sự nghiệp của cá nhân trở nên chịu ảnh hưởng từ các quyết định cá nhân.

Có thể quản lý rủi ro một cách tổng thể hơn và áp dụng các chiến lược an toàn để giảm thiểu tác động tiêu cực.

Khía cạnh khác

Liên quan đến việc chia sẻ câu chuyện cá nhân và giữ cho thương hiệu gần gũi với đối tượng.

Tập trung vào việc định hình nhận thức và giá trị chung của doanh nghiệp.

3. Ưu và nhược điểm của Personal Branding và Business Branding

Khi đối mặt với quyết định bước vào thế giới kinh doanh, việc xem xét liệu nên bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân hay thương hiệu doanh nghiệp không chỉ là việc tung một đồng xu mà còn là việc đánh đổi giữa hai chiến lược khác nhau. Mỗi quyết định mang theo những cơ hội và thách thức riêng.

Ưu nhược điểm của Business Branding

Ưu điểm

Nhược điểm

Tạo niềm tin: Mọi người thường tin tưởng vào con người hơn là thương hiệu. Do đó, thương hiệu cá nhân có thể ảnh hưởng lớn hơn đến hành vi và quyết định của khán giả.

Khả năng gây hiểu nhầm: Chuyển hướng sang một dự án kinh doanh hoặc liên doanh mới có thể khiến khán giả bối rối về hình ảnh cá nhân của bạn.

Củng cố thương hiệu doanh nghiệp: Việc chia sẻ câu chuyện cá nhân có thể củng cố thương hiệu doanh nghiệp bằng cách tạo sự gắn kết giữa cá nhân và doanh nghiệp.

Yêu cầu thời gian và nỗ lực: Duy trì thương hiệu cá nhân đòi hỏi thêm thời gian và nỗ lực, nếu không nó có thể mất giá trị theo thời gian.

Tạo cơ hội: Thương hiệu cá nhân có thể thu hút khán giả nếu họ chuyển hướng sang một dự án kinh doanh hoặc liên doanh khác.

Đồng bộ thông tin liên lạc: Thương hiệu cá nhân thường phản ánh các hoạt động kinh doanh liên quan, vì vậy thông tin liên lạc cần phải đồng bộ hóa với thông điệp liên quan đến công ty.

Ưu nhược điểm của Personal Branding

Ưu điểm

Nhược điểm

Khả năng tổ chức: Việc xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp có thể được thực hiện bởi nhiều người, giúp công việc tiếp thị và quản lý thương hiệu diễn ra một cách hiệu quả, dù bạn có ở đó hay không.

Thiếu tính cá nhân: Mọi người thường tin tưởng thương hiệu ít hơn họ tin tưởng vào con người, vì vậy thương hiệu doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng niềm tin và mối quan hệ gần gũi với khách hàng.

Phạm vi tiếp cận rộng lớn: Thương hiệu doanh nghiệp có thể có phạm vi tiếp cận rộng hơn so với thương hiệu cá nhân, tùy thuộc vào lịch sử và uy tín của doanh nghiệp.

Khó nổi bật: Doanh nghiệp có thể khó nổi bật hơn cá nhân trong một thị trường cạnh tranh.

Mức độ cao hơn và ổn định hơn: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp ở mức độ cao hơn và không phụ thuộc vào mức độ minh bạch như việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Dễ bị cạnh tranh và rời bỏ khách hàng: Vì thiếu tính cá nhân hóa, việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp có thể dễ bị cạnh tranh và dễ khiến khách hàng rời bỏ hơn so với thương hiệu cá nhân.

4. Bạn được gì khi kết hợp giữa Personal Branding và Business Branding?

Kết hợp Personal Branding và Business Branding không chỉ là một chiến lược đáng cân nhắc mà còn là một cách hiệu quả để tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và tạo sự kết nối sâu rộng với khách hàng. Bằng cách liên kết chặt chẽ giữa hình ảnh cá nhân của các nhà lãnh đạo, giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp, có thể tạo ra một trải nghiệm tương tác toàn diện và tạo nên sự tin cậy, cam kết từ phía khách hàng.

Một ví dụ rõ ràng về sự kết hợp giữa Personal Branding và Business Branding là Elon Musk và Tesla. Elon Musk không chỉ là CEO của Tesla mà còn là một biểu tượng của sự đổi mới trong ngành công nghiệp ô tô điện. Sự kết hợp này không chỉ giúp tạo ra một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ mà còn góp phần xây dựng sự tin cậy và sự cam kết của người hâm mộ đối với Tesla. Bằng cách chia sẻ những dự đoán về tương lai và thậm chí là những phát ngôn mang tính thách thức dư luận trên Twitter (nay là X), Elon Musk không chỉ tạo ra sự chú ý đối với bản thân mình mà còn tăng cường sự chú ý và tín nhiệm đối với thương hiệu Tesla.

Tại Việt Nam, cũng có nhiều ví dụ khác về sự kết hợp giữa Personal Branding và Business Branding. Chẳng hạn như chị Hannaholala, chị Thái Vân Linh, chị Chi Nguyễn – The Present Writer, và chú Thái Công đều là những nhà sáng tạo nội dung và cũng là những chủ doanh nghiệp. Hình ảnh cá nhân của họ không chỉ gắn liền với thương hiệu mà họ tạo dựng mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và tạo sự kết nối sâu sắc với cộng đồng.

Đối với các doanh nghiệp, việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu cá nhân của nhân viên cũng là một chiến lược quan trọng. Thông qua việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân của nhân viên trên các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp có thể tạo ra sự gắn kết và lòng trung thành từ phía khách hàng. Đồng thời, việc này cũng giúp doanh nghiệp phát triển một cộng đồng truyền thông tích cực, tạo ra một môi trường tương tác thuận lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng.

5. Sự kết hợp nào cũng tiềm ẩn những rủi ro

Mặc dù kết hợp Personal Branding và Business Branding mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro cần được quản lý một cách cẩn thận.

Quản lý rủi ro hình ảnh cá nhân: Việc kết hợp Personal Branding và Business Branding đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo trở nên phải chịu trách nhiệm cao hơn đối với hành vi và lời nói của mình. Họ cần phải đảm bảo rằng họ duy trì được một hình ảnh tích cực và phù hợp với giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một nhà lãnh đạo bị vướng vào scandal cá nhân, thương hiệu doanh nghiệp có thể chịu tổn thương nghiêm trọng.

Kiểm soát và quản lý thông điệp: Thông điệp cá nhân khi được truyền thông trên mạng xã hội, báo chí, internet… cần phải phù hợp với thông điệp và hình ảnh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt, và ngược lại.

Tuy nhiên, với kế hoạch và quản lý cẩn thận, những rủi ro này có thể được giảm thiểu và sự kết hợp giữa Personal Branding và Business Branding có thể mang lại nhiều lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp.

Tạm kết

Trong một thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh và đa dạng như hiện nay, việc quyết định xây dựng thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp không chỉ là một quyết định về chiến lược marketing mà còn là cách lãnh đạo và doanh nghiệp xây dựng và duy trì ảnh hưởng trong cộng đồng mạng. Trong bối cảnh của kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, sự hiểu biết rõ ràng về ưu và nhược điểm của cả Personal Branding và Business Branding sẽ giúp marketers thiết kế chiến lược marketing hiệu quả hơn cho mục tiêu của bản thân. Điều quan trọng là không chỉ tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, mà còn là việc duy trì và phát triển nó theo thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *